Đạo diễn "Bão ngầm" trải lòng trước tập cuối: "Biết ơn những tranh cãi của khán giả" - TIN TỨC

Header Ads

Đạo diễn "Bão ngầm" trải lòng trước tập cuối: "Biết ơn những tranh cãi của khán giả"

Đạo diễn "Bão ngầm" biết ơn vì những tranh cãi của khán giả. Ảnh: NVCC Phim còn khai thác những "cơn bão ngầm" khác Chặng đường phim Bão ngầm đến với khán giả đã trôi qua nhanh chóng, khi nhìn lại cả quá trình thực hiện cho tới khi "đứa con" của mình, anh có thấy hối tiếc hay cảm thấy có điều gì mình muốn làm nhưng chưa thực hiện được không? - Tôi cũng như tất cả các anh chị em trong đoàn làm phim đều vui vì cuối cùng sau bao nhiêu tâm sức dành cho Bão ngầm, bộ phim đã đến với khán giả và đến ngày hôm nay cũng đã phát sóng tập cuối cùng. Tất nhiên vẫn còn đó ít nhiều tiếc nuối, nhiều cái muốn làm mà chưa làm được, nhưng dù sao "gạo cũng đã nấu thành cơm" nên mong là ở những dự án sau, chúng tôi có thể thực hiện được mọi thứ tốt hơn, hạn chế được sơ suất. Một số tình tiết trong Bão ngầm tập cuối. Nguồn: VTV Tại sao anh lại lựa chọn kết thúc ở tập 72? Quá trình gây dựng cái kết có khiến anh trăn trở nhiều hay không? - Ban đầu, chúng tôi đem gửi bản dựng 1 là 84 tập đi duyệt. Sau đó theo thẩm định và góp ý của các bên lãnh đạo ngành công an, cùng bên đài phát sóng, số tập được rút xuống còn 75. Trong quá trình chiếu, những ý kiến trái chiều về những vấn đề liên quan tới tiêu cực trong ngành, hay thế giới tội phạm mà phim xây dựng, thấy rằng chưa phù hợp để phát sóng nên chúng tôi lại tiếp tục vừa chiếu, vừa chỉnh sửa, cuối cùng chốt lại là 72 tập. Từ tiểu thuyết về kịch bản ban đầu của anh Đào Trung Hiếu, cái kết cũng hơi nặng nề cho nhân vật Hạ Lam. Sau khi phải trả giá với những sai lầm của mình gây ra, cô ấy gần như xa lánh mọi người và tìm đến sinh con ở một vùng khá hẻo lánh. Mọi thứ diễn ra khá nặng nề sau đó nên tôi cùng anh Hiếu cũng bàn bạc để cái kết diễn ra đỡ bi thảm hơn.  Tuy nhiên vẫn phải cắt bỏ đi không ít để diễn biến phim tập trung vào chuyên án triệt phá đường dây buôn bán ma túy. Dù vậy, tôi chỉ bật mí Hạ Lam sẽ có cái kết "lửng", hy vọng sẽ không làm đa số khán giả thất vọng. Đạo diễn và biên kịch có nhiều trăn trở với các tình tiết của "Bão ngầm" từ tiểu thuyết lên phim. Ảnh: NVCC Trong thời gian qua Bão ngầm nhận được không ít ý kiến trái chiều xoay quanh việc xây dựng các nhân vật trong ngành, anh nghĩ sao về làn sóng này? - Ngay từ đầu chúng tôi xác định xây dựng câu chuyện của những chiến sĩ trinh sát chống tội phạm ma túy nên mọi thứ chỉ xoay quanh các chiến sĩ công an, cùng thế giới tội phạm. Ngoài ra, phim còn khai thác thêm những "cơn bão ngầm" khác. Ví dụ như sự tha hóa biến chất của một bộ phận nhỏ cán bộ bị cám dỗ bởi đồng tiền từ bọn tội phạm, khiến họ phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Bên cạnh đó, chuyện tình tay ba, tay tư của các nhân vật cũng được đưa vào để bộ phim có sự đa dạng hơn, thay vì chỉ tập trung quá nhiều vào phá án, hay đời sống bên trong của cả tuyến nhân vật chính diện lẫn phản diện… để khán giả có góc nhìn rộng rơn. Các chiến sĩ ngoài mục đích cao cả giữ gìn trật tự xã hội, thì họ cũng chỉ là những con người, cũng có những cảm xúc, tình yêu, đời sống gia đình…, rồi chưa kể những lúc vấp ngã rồi trở nên mềm yếu. Nhưng quan trọng là họ đã đứng lên thế nào để hướng tới lẽ phải, hướng tới công lý… Đạo diễn "Bão ngầm" công nhận Hạ Lam là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong phim. Ảnh: NVCC Hạ Lam là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất "Bão ngầm" là có dụng ý Hạ Lam có lẽ là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất của bộ phim. Bản thân anh nghĩ sao về những sai lầm, những cú trượt dài mà Hạ Lam mắc phải trong quá trình làm nhiệm vụ? - Đúng là từ đầu tới giờ, nhân vật Hạ Lam gây không ít tranh cãi. Từ việc lồng tiếng cho nhân vật, chúng tôi buộc phải chuyển xuất thân nhân vật từ Tây Nguyên sang Tây Bắc nên giọng của diễn viên Cao Thái Hà buộc phải lồng tiếng miền Bắc. Đôi chỗ lời nói phát ra không được khớp với khẩu hình miệng, gây ra phản ứng trong khán giả. Còn riêng về việc xây dựng nhân vật, Hạ Lam là cô sinh viên mới ra trường nhưng ngay tập tức được tham gia vào nhiệm vụ hỗ trợ một chuyên án lớn. Ban đầu Hạ Lam giống như một nữ công an "văn võ song toàn", song cũng là một cô gái rất trẻ, thiếu kinh nghiệm nên khi đứng trước những cám dỗ, cô cũng bị lay chuyển tư tưởng của mình. Và cuối cùng cô cũng mắc phải những sai lầm, nhưng cũng kịp thời tỉnh ngộ để có những đóng góp cho ban chuyên án. Sau những vấp ngã đó, dù Hạ Lam cố gắng sửa chữa ra sao vẫn chưa đủ để khỏa lấp đi lỗi lầm đã gây ra, cho nên cô đã phải tự xin ra khỏi ngành. Tôi nghĩ anh Đào Trung Hiếu đã muốn xây dựng một nhân vật Hạ Lam để truyền tải thông điệp: một chiến sĩ công an nếu bản lĩnh và lập trường không vững, sẽ bị loại khỏi hàng ngũ và trả giá cho những lỗi lầm không thể cứu vãn của mình.  Có lẽ lâu nay khán giả quen rằng các nhân vật nữ chính trong phim hình sự thường sẽ không bị va vào tiêu cực, còn với Bão ngầm thì khác, Hạ Lam bị đặt vào ranh giới đứng giữa hai bờ thiện – ác nhưng đã không thể vững vàng, để lại bài học cho những người trẻ hay tất cả chúng ta khi rơi vào tình cảnh như vậy. Để phim "Bão ngầm" không khô khan khi có nhiều chuyện tình tay 3 ba, tay tư. Ảnh:NVCC Để một bộ phim hình sự không trở nên khô khan, chỉ toàn tình tiết nghiệp vụ, anh thường định hướng cách thực hiện ra sao? - Như tôi đã nói ở trên, để bộ phim đến với số đông khán giả, ngoài nội tung tập trung vào chuyên án diệt trừ đường dây buôn bán ma túy, chúng tôi còn khai thác cuộc sống bên lề của những chiến sĩ, kể cả bọn tội phạm. Tất cả hòa quyện vào nhau, khiến cho phim trở nên "mềm" hơn. Dĩ nhiên chúng tôi cũng đã định liệu những ý kiến trái chiều trước những tình tiết hư cấu về chuyện tình cảm của các tuyến nhân vật, nhưng dù sao cũng phải chấp nhận nó và chúng tôi luôn luôn tiếp thu đóng góp mang tính thiện chí, để dự án sau còn có thể tốt hơn. Theo anh, tại sao phim hình sự vẫn luôn có sức hút với khán giả yêu phim Việt? Cái khó nhất để làm "chiều lòng" khán giả là gì?   - Phim hình sự luôn luôn tạo cảm giác gay cấn, hấp dẫn. Nhưng để chiều lòng khán giả, yếu tố đầu tiên phải là kịch bản. Vì khán giả hiện giờ có dịp tiếp cận với nhiều bộ phim hấp dẫn của nước ngoài, nhất là đến từ các nền điện ảnh như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…, nơi các tác phẩm chất lượng vẫn được sản xuất hàng năm. Thậm chí, các nước còn có những phim truyền hình với chất lượng không thua gì điện ảnh – một điều mà nước ta khó thể làm được với điều kiện sản xuất phim bây giờ. "Qua Bão ngầm, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc, đặc biệt qua việc tiếp cận những kịch bản liên quan tới người chiến sĩ công an" - đạo diễn Đinh Thái Thụy. Ảnh: NVCC Tuy nhiên, không vì thế mà những nhà làm phim không thể nhìn lại bản thân vì ở trong thời đại này, phim không chất lượng sẽ khiến khán giả chuyển kênh ngay lập tức bởi họ có quá nhiều lựa chọn để giải trí, nhất là trên những kênh phim trực tuyến chẳng hạn.  Đây là một "quy luật" tự nhiên để chúng tôi có thể nhìn vào đó mà hoàn thiện và phát triển hơn vì khán giả xem phim đều có quyền đưa ra những lời phê bình hay so sánh, kể cả chúng tôi có làm phim tốn bao nhiêu tiền của hay công sức, họ cũng không việc gì phải quan tâm. Nếu chúng tôi chỉ ra sức bảo vệ "đứa con" của mình thì sẽ trở thành những người có tư tưởng bảo thủ và bao biện. Trong tương lai liệu anh sẽ còn làm tiếp phim hình sự? - Tất nhiên, đây là một trong những đề tài tôi đặc biệt yêu thích. Qua Bão ngầm, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc, đặc biệt, qua việc tiếp cận những kịch bản liên quan tới người chiến sĩ công an. Những vấn đề liên quan tới nghiệp vụ, rồi các hướng khai thác để hình tượng người chiến sĩ được truyền tải ra sao, để có thể hòa hợp với cả người xem lẫn người trong ngành. Tôi biết đây sẽ luôn là bài toán khó nhưng không phải vì thế mà tôi từ bỏ. Hy vọng trong tương lai, tôi sẽ nhận được nhiều lời mới với những dự án như Bão ngầm. Cảm ơn đạo diễn Đinh Thái Thụy!
http://dlvr.it/SRm3XB

No comments

Powered by Blogger.